Tổng hợp những tác dụng phụ cần đặc biệt lưu ý khi kê toa của các nhóm thuốc – Phần 1
16.07.2020
1. NHÓM KHÁNG SINH
a. Nhóm Cephalosporin
- Cefaloridin: Độc thận
- Cefalotin: Viêm tĩnh mạch, viêm huyết khối tĩnh mạch
- Điều chỉnh liều với suy thận (trừ cefoperazon)
b. Nhóm Macrolid (Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin, Roxithromycin, Spiramycin)
- Muối estolat của Erythromycin: Viêm gan ứ mật
- Rối loạn tiêu hóa
- Chống chỉ định: Suy gan nặng
c. Nhóm Quinolon (Acid Naladixic, Ofloxacin, Norfloxacin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin)
- Nhạy cảm ánh sáng
- Tổn thương gân Achill
- Sparfloxacin: Kéo dài khoảng QT
- Chống chỉ định: Trẻ < 15 tuổi, người thiếu G6PD
d. Nhóm Cyclin (Tetracyclin, Doxycyclin, Minocyclin)
- Nhạy cảm ánh sáng với da, gây sạm da
- Vàng răng
e. Nhóm Lincosamid (Lincomycin, Clindamycin)
- Viêm kết ruột màng giả
f. Nhóm Aminoglycosid (Tobramycin, Neomycin, Gentamycin, Streptomycin)
- Streptomycin, gentamicin: Độc tính trên tiền đình
- Amikacin, kanamycin, neomycin: Độc tính trên ốc tai
- Tobramycin: Độc tính trên tai và tiền đình
- Độc tính trên thận, hoại tử ống thận
- Gây nhược cơ
- Độc tính do sử dụng kéo dài
g. Nhóm Phenicol
- Cloramphenicol: thiếu máu bất sản do suy tủy, hội chứng xám (có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh)
h. Nhóm Sulfamid (Sulfaguanidin, Sulfasalazin, Sulfamethoxazol + Trimethoprim : Cotrim)
- Tạo tinh thể khó hòa tan gây độc thận: Khuyên bệnh nhân uống đủ nước.
2. THUỐC GIẢM ĐAU – KHÁNG VIÊM
- Paracetamol: Liều cao gây độc gan
- Aspirin: Gây viêm, kích ứng dạ dày
A. NSAID
KHÔNG CHỌN LỌC TRÊN COX
(Ibuprofen, Diclofenac, Ketoprofen, Piroxicam, Indomethacin, Acelofenac)
- Viêm loét dạ dày, ruột đặc biệt cần lưu ý
CHỌN LỌC TRÊN COX 2
(Meloxicam, Celecoxib, Nimesulid)
- Viêm loét dạ dày, ruột nhưng yếu hơn
B. CORTICOID (Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon, Betamethason, Dexamethason, Hydrocortisol, Budesonid, Fluticason)
- Sử dụng không đúng cách (ngưng đột ngột, uống không đúng nhịp sinh lý): suy vỏ thượng thận
- Ức chế miễn dịch: dễ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn
- Giảm mỡ ở các chi, tích tụ mỡ ở vùng mặt, xương đòn
- Gây viêm loát dạ dày, tá tràng (tuyệt đối chống chỉ định cho người có tiền sử)
3. NHÓM THUỐC HÔ HẤP
A. GIẢM HO
- Codein: Táo bón
- Eucalyptol: Buồn nôn, nóng, kích động, đặc biệt ở trẻ em
- Dextromethorphan: Buồn ngủ, ảo giác
B. LONG ĐÀM, TIÊU ĐÀM
- Bromhexin, ambroxol: Buồn nôn, kích ứng dạ dày
- Acetyl Cystein: Kích ứng dạ dày
4. KHÁNG HISTAMIN H1
A. Thế hệ 1
(Chlorpheniramin, Alimemazin, Hydroxyzine, Dimehydrinat, Diphenhydramin, Promethazin)
- Buồn ngủ, ảo giác
B. Thế hệ 2
(Loratadin, Cetirizin, Loratadin)
- Gây rối loạn nhịp tim, tương tác với nhiều thuốc (tránh phối hợp)
5. NHÓM DẠ DÀY
Antacid
(Phosphalugel, Maalox, Kremil, Trimafort)
- Thuốc chứa aluminium hydroxid: táo bón, loãng xương
- Thuốc chứa magie hudroxid: tiêu chảy
PPI
(Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Lansoprazol)
- Rối loạn hấp thu vitamin và khoáng chất: Ca, B12, Fe
- Khó tiêu sau khi sử dụng thuốc kéo dài
KHÁNG H2
(Cimetidine, Famotidine, Nizatidine)
- Tiêu chảy, chóng mặt, đau cơ, táo bón, to vú ở nam (Cimetidine)