Thông tin về ngành bán lẻ dược phẩm giai đoạn 2022 – 2023
Sau đại dịch, vấn đề chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho bán lẻ dược phẩm phát triển.
Theo đó, ngành chăm sóc sức khỏe sẽ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng cạnh tranh trong năm 2023.
Thị trường bán lẻ dược phẩm tiếp tục tăng trưởng
Ngành dược phẩm tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Số người từ 65 tuổi ở Việt Nam sẽ tăng hơn gấp 2 vào năm 2040. Chiếm 18% tổng dân số theo số liệu ngân hàng Thế giới. Ngoài ra, thu nhập cao hơn đã dẫn đến sự gia tăng chung về chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe.
Gần 90% công ty Dược phẩm, phân phối, kinh doanh báo cáo doanh thu tăng.
Cơ hội cho ngành Dược phẩm trong dài hạn:
- Ở Việt Nam, nguy cơ mua phải thuốc giả/ kém chất lượng rất phổ biến. Nhất là mua tại các nơi không đảm bảo như chợ sỉ, mua online… Chính vì vậy, người dân sẽ tin tưởng những chuỗi cửa hàng có uy tín
- Lĩnh vực này có độ trung thành được đánh giá cao. Nếu đã mua quen ở một cửa hàng dược nào đó, thì sẽ có xu hướng tiếp tục sắm
- Ngày càng có nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng. Quyền lợi ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng tại nhà thuốc
Thách thức dành cho các công ty Dược phẩm
Rủi ro từ chuỗi cung ứng
Dù nguồn dược liệu rất phong phú nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn dược liệu. Nguyên nhân do kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, chiết xuất dược liệu chưa được đầu tư đúng mức.
Chi phí logistics lớn
Doanh nghiệp sẽ đối mặt với các khó khăn như:
- Xử lý đơn đặt hàng còn chậm và dễ sai sót
- Quản lý hàng tồn kho tại nhà phân phối, nhà thuốc
- Quản lý sell in sell out
- Truy vết sản phẩm & kiểm soát lô date…
Cạnh tranh khốc liệt với những doanh nghiệp nước ngoài
Hầu hết các doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung sản xuất các loại thuốc thông dụng. Họ chưa quan tâm đến các loại thuốc chuyên khoa, đặc hiệu với công nghệ bào chế hiện đại.
Do đó, các doanh nghiệp trong nước sản xuất chồng chéo và cạnh tranh các phân khúc thị trường nhỏ. Các loại thuốc đặc trị với giá trị cao, hoàn toàn độc quyền bởi các công ty vốn đầu tư nước ngoài.
Triển vọng ngành Dược phẩm trong tương lai
Động lực dài hạn của ngành dược phẩm là đầu tư của các đơn vị dược phẩm đa quốc gia. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mở rộng bảo hiểm y tế xã hội. Nhóm sản phẩm tăng miễn dịch và hỗ trợ điều trị ung thư, có xu hướng tăng nhu cầu mạnh.
Xét về cơ cấu, nhờ các yếu tố như:
- nhu cầu điều trị chữa bệnh tăng cao
- thực hiện BHYT toàn dân
- thu nhập tăng, cơ sở hạ tầng y tế được cải thiện
- thuốc gốc phát triển
Mà tỷ trọng thuốc kê đơn trong tổng doanh thu bán thuốc kỳ vọng sẽ tăng trong vài năm tới.
Chiến lược các công ty dược phẩm sẽ tập trung trong năm 2023:
- Nghiên cứu sản phẩm thuốc mới và phát triển sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển, mở rộng kênh OTC : bán hàng trực tiếp qua các nhà thuốc