Thực phẩm chức năng và Đông dược. Đừng nhầm lẫn!
Hiện nay rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa thuốc đông dược và thực phẩm chức năng, vì trong thực phẩm chức năng thường bổ sung một số thảo dược, tuy nhiên chúng không phải là thuốc và có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiểu rõ và phân biệt được hai sản phẩm này sẽ giúp cho bạn sử dụng đúng cách nhất góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Đông dược và thực phẩm chức năng được định nghĩa như sau:
- Thực phẩm chức năng: Là thực phẩm dùng để bổ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật.
- Thuốc đông dược: Là thuốc được bào chế theo lý luận và phương pháp y học cổ truyền của các nước phương Đông. Ở Việt Nam, thuốc y học cổ truyền bao gồm các vị thuốc Bắc và thuốc Nam.
Từ xa xưa, thảo dược chính là nguyên liệu để ông cha ta sử dụng để bào chế thuốc đông y và đưa vào chữa bệnh vì nó dễ sử dụng, ít tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí
Ngày nay, thảo dược không sử dụng trực tiếp nữa mà người ta sẽ chiết xuất các hoạt chất của chúng và đưa vào bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh, từ đó người bệnh có thể sử dụng đơn giản hơn, không cần phải qua các công đoạn nấu sắc, sao vàng hạ thổ như trước kia, đồng thời một số sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo là chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, chính vì điều này đã gây nên sự nhầm lẫn giữa hai loại này.
Thêm vào đó, sự quản lý lỏng lẻo giữa việc bán và cấp phép thực phẩm chức năng đã tạo điều kiện để các nhãn hàng, nhà sản xuất biến chúng trở thành thuốc và qua mặt được người tiêu dùng.
Vì vậy, nhân viên bán thuốc cũng nên tư vấn cho người mua sự khác biệt của hai loại này để không gây ra tác hại nghiêm trọng đối với người sử dụng
Tóm tắt những đặc điểm phân biệt Thực phẩm chức năng và thuốc:
Thực phẩm chức năng | Thuốc |
– Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung – Hỗ trợ điều trị | – Là Thuốc – Điều trị |
– Luật thực phẩm – Tiêu chuẩn thực phẩm | – Luật Dược – Tiêu chuẩn thuốc |
– Không quá cao so với nhu cầu sinh lý hàng ngày của cơ thể | – Cao |
– Người tiêu dùng có thể tự mua ở cửa hàng và tự dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất | – Phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ |
– Người chưa có bệnh – Người bệnh | – Người bệnh |
– Bán lẻ, siêu thị, cửa hàng, đa cấp, trực tiếp và mọi kênh thương mại | – Hiệu thuốc có dược sĩ – Cấm bán đa cấp |
– Thường xuyên, lâu dài – Không có biến chứng, tác dụng phụ, tai biến | – Từng đợt – Dễ có biến chứng, tác dụng phụ, tai biến |
– Tác dụng lan tỏa, hiệu quả tỏa lan – Không tác dụng âm tính | – Tác dụng chữa một chứng bệnh – Dễ tác dụng âm tính |
– Tự nhiên | – Tự nhiên – Tổng hợp |
Không có sản phẩm nào là hoàn hảo và an toàn tuyệt đối cả, chúng ta hãy là những người tiêu dùng thông minh, cảnh giác trước mọi lời quảng cáo truyền miệng mập mờ, và tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ trước những loại thuốc hay thực phẩm chức năng không rõ ràng để phòng tránh những tác hại không đáng có.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của Thuocsi.vn về Phân biệt thuốc kê đơn .