Nhà thuốc gia đình cần gì trước sự lớn mạnh của chuỗi nhà thuốc lớn
XEM THÊM:
- 200 thuốc mà Dược sĩ nên nằm lòng!
- Nhà thuốc và kinh doanh online, nên hay không? – Bí kíp kinh doanh P.1
- Bí quyết tăng doanh thu từ khách hàng hiện thời – Bí kíp kinh doanh P.2
- Cụ thể các bước tư vấn cho thuốc thuốc kê đơn và không kê đơn
Các tập đoàn trong và ngoài nước đang dần chiếm dần thị trường bán lẻ thuốc tây. Sự mở rộng ngày càng lớn của những chuỗi nhà thuốc này ảnh hưởng không nhỏ đến nhà thuốc nhỏ lẻ, gia đình. Tháng 12/2017, Long Châu đã được mua lại và trợ lực bởi ông lớn FPT Retail. Tháng 04/2018, Pharmacity cũng chính thức đặt chân vào Việt Nam.
Những chuỗi nhà thuốc lớn đều mang vẻ ngoài hiện tại, sạch sẽ và chuyên nghiệp. Đây cũng là hình thức mà giới trẻ ngày càng ưa chuộng. Để giữ chân khách hàng cho những nhà thuốc gia đình, nhỏ lẻ; không cách nào khác là phải nâng cao chất lượng, chuyên môn lẫn hình thức.
1. Thiết kế nhà thuốc
Thiết kế nhà thuốc là hình ảnh đầu tiên được đặt vào mắt của khách hàng . Ngoài việc bảo quản thuốc đúng chuẩn GPP, thiết kế hiện đại còn thu hút khách hàng bởi sự chuyển nghiệp.
Đối với những khách hàng Gold của thuocsi sẽ được hỗ trợ tư vấn, thiết kế nhà thuốc.
2. Nâng cao chuyên môn
Bạn có từng nghĩ một người có chuyên môn về dược đến mua thuốc tại nhà thuốc của bạn. Họ sẽ nghĩ sao nếu bạn bán thuốc và tư vấn sai. Trình độ chuyên môn là luôn luôn cần thiết và phải được bồi dưỡng thường xuyên. Giúp lấy được lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Đầu tư cho chuyên môn luôn mang tính lâu dài và bền vững.
3. Nâng cao kỹ năng tư vấn
Để lấy được lòng khách hàng, ngoài việc chuyên môn giỏi thì tư vấn cũng phải giỏi. Cho dù bạn bán đúng thuốc đúng bệnh, nhưng người bệnh không tin bạn thì họ sẽ không quay lại lần thứ hai. Người tư vấn tốt sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng từ bệnh nhân.
4. Nâng cấp hệ thống máy tính quản lý và kết nối mạng quốc gia
Đối với nhà thuốc vừa đến lớn cần có phần mềm quản lý nhà thuốc. Từ đó dễ dàng quản lý danh mục thuốc, số lượng cũng như hạn sử dụng.
Từ 1-1-2019, nhà thuốc phải có máy tính sử dụng các phần mềm đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế, qua đó kê khai giá, hạn dùng của thuốc, đơn thuốc… mới được hoạt động.
Đề án sẽ được tiếp tục triển khai đến năm 2020 theo hướng bắt buộc các cơ sở cung ứng thuốc phải tham gia hệ thống để kiểm soát giá thuốc, việc bán thuốc theo đơn, chất lượng thuốc…