Danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc, nằm lòng ngay
Muốn lựa chọn các danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc cần phải có các yêu cầu gì?
Căn cứ theo Luật Dược 2016 ban hành ngày 06/04/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, các quầy thuốc được phép: “Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”
1. Nhóm danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc
Cụ thể danh mục thuốc thiết yếu dược sĩ có thể tham khảo tại đây:
1.1 Danh mục thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm
– Paracetamol (Panadol, Hapacol, Partamol, Efferagal, Servigesic, hoặc những loại hàng Chai lọ của US, của Kali, của Việt Nam)
– Aphachymotrylsil (Hàng Khánh Hòa (Katrypsil), hàng Xí nghiệp , mua Alphachoay trữ đó khi nào có ca tụ máu bầm nặng thì cho dùng).
– Meloxicam (hàng Meko, hàng Ấn)
– Celecoxib (Xài hàng VDP, hàng của Ấn, không nên dùng Celebrex vì cái này là hàng toa bệnh viện xịn, ít khi đem ra cắt liều giá ở ngoài 10k )
– Ibuprofen
– Piroxicam (Hàng Việt Nam khá tốt. Nhưng nếu có thể nhập hàng APO thì cũng tốt)
– Prednisolon (Hàng DMC, hàng Agimexpharm, có thể nhập Solupred về để đó, nhiều khi toa BS cũng hay cho viên Solupred, nhất là toa nhi đồng. Cắt chạy thì nhập chai APO, giá cũng không cao)
– Methylprednisolon (nhập hàng phú yên (Menison), hàng DHG, GOMES, mà Medrol cũng ít tiền, nhập vẫn bán được)
1.2 Danh mục thuốc kháng sinh – Danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc
– Amoxicillin (hàng VDP, hàng MKP, hàng DMC, Ospamox, Clamoxyl) Cũng còn nhạy trong viêm họng, viêm phế quản.
– Ampicillin (Standacillin, DMC, MKP)
– Cefixime (hàng Cửu long, hàng Ấn (Mactaxime, Sagafixime), hàng US, DHG, Mecefix))
– Cefpodoxime (Hàng Ấn (Sepyo), hàng US)
– Cefuroxime (Cadiroxime, Zinmax, Cezinate) không cần nhập Zinat, hàng toa này khó bán ở quê.
– Cephalexin (Hàng PY được rồi )
– Cefnidir 300mg (Specxetil giá tầm 5k )
– Klamentin, Augbactam, Ofmantine (loại này giá cũng rẽ, muốn mắc hơn thì thêm Augmentin, Curam, Rezotum)
– Azithromycin (Azicin, hàng của DHG)
– Docxycyclin (Để dành, nhiều khi mấy toa da liễu đơn giản hay dùng, có mà bán kèm).
– Ciprofloxacin (Scanax, hàng Ấn, hay mắc hơn là Serviflox)
– Levofloxacin (Hàng của Stada đi cho rẻ, hàng Ấn cũng được, còn cái Tavanic nhà thuốc lớn mới cần hàng này giá trên 40k ).
– Metronidazol (Flagyl hoặc hàng của MKP là được rồi)
Kháng nấm : Itraconazol của stada hoặc hàng Ấn. Keto hàng VN thì hết, hàng của Korea thì giá khát đắt.
Kháng virus: Xài Acylovir cho thủy đậu hoặc zona thôi. Acy của Stada cũng rẻ mà hiệu quả.
1.3 Danh mục thuốc kháng histamin
– Chlorpheniramin (hàng Việt Nam, loại này chắc chắn phải có).
– Alimemazin (Giảm ho tốt cho trẻ, dùng Tharelene luôn, giá rẻ)
– Loratadin (hàng Vaco, Stada, Imex).
– Fexofenadin ( hàng Hậu Giang, Hàng Stada, Hàng Ampharco ).
– Cetirizine ( Cezil đứt hàng rồi, giờ xài hàng Ấn được rồi, hoặc hàng Quận 4).
1.4 Nhóm thuốc dạ dày
– Omeprazol (Hàng Ấn, mỗi loại này thôi được rồi )
– Esomeprazol (Xài của stada, hoặc của US )
– Pantoprazol ( Xài của Stada, hoặc hàng Ấn )
– Lansoprazol ( Cũng của Stada hoặc hàng Ấn )
– Rabeprazol (Hàng Ấn giá tầm 2k )
– Domperidol (xài hàng liên doanh hoặc Motilium )
Tiếp theo là 1 loạt các thuốc khác: Nospa, Spasmaverin, Trimebutin, Phosphalugel ( Pháp hoặc Bình Đình hoặc Hasan ), Pepsane.
Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid ( Hàng nội hoặc hàng Ấn ) hoặc Smecta ( của VN cũng khá tốt).
Thuốc nhuận tràng: Duphalac, bisacodyl.
– Nhóm tiêu hóa:
- Men vi sinh: Men Sachaces Cốm – Viên nang, Men vi sinh USANTIBIOPRO FORT, Lactomin
- Men tiêu hóa: Menpeptine, Menpeptine Drops
1.5 Danh mục thuốc ho – long đờm
– Giảm ho: Terpin codein, Terpin Zoat, Neocodion. (Loại sp thì có Atussin). Giảm ho từ dược liệu (Eugica)
– Long đàm:
- Acetylcystein (Hàng viên của Stada cắt cũng tốt, hàng gói thì có của Hasan, của Sanofi giá cũng không mắc (Acemuc ). Exomuc.
- Bromhexin (hàng của DHG, 3/2, hoặc xài luôn hàng ngoài Bisolvon ).
- Ambroxol : Hàng của Meyer rẻ, hoặc DMC, hoặc Muscosolvan )
2. Một số lưu ý khác khi lựa chọn danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc
Ngoài việc tìm hiểu về danh mục thuốc tại quầy thuốc cần chuẩn bị kể trên, quý nhà thuốc cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khác như:
2.1 Cần trang bị các tủ thuốc phù hợp
Tốt nhất nên phân thành 5 khu rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn ( Khu thuốc kê đơn, Thuốc không kê đơn, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Vật tư y tế)
Mỗi tủ thuốc cần phân chia thành từng nhóm thuốc nhỏ để tiện tìm kiếm, tránh nhầm lẫn. Ví dụ như phân chia các nhóm nhỏ như nhóm thuốc tiêu hóa, tim mạch, kháng sinh, hay thuốc từ dược liệu, khu ra lẻ hay tủ ra lẻ thuốc, bàn hướng dẫn … Không nên quên có 1 tủ nhỏ gọi là khu biệt trữ hay gọi là hàng chờ xử lý.
2.2 Trang bị thuốc có nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận rõ ràng cho danh mục thuốc được bán tại nhà thuốc
Các mặt hàng kinh doanh tại nhà thuốc, dù là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, mỹ phẩm… đều phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ cũng như có đầy đủ những giấy tờ chứng nhận có liên quan. Thanh tra Bộ y tế thường kiểm tra đột xuất nên Nhà thuốc tuyệt đối không nên ham rẻ mà kinh doanh các mặt hàng trôi nỗi, đã có nhiều Nhà thuốc bị tước giấy phép kinh doanh vì vấn đề này.
Tìm hiểu thêm các giấy phép đăng ký kinh doanh cần thiết cho nhà thuốc.
2.3 Chọn nhà sản xuất uy tín
Không thể phủ nhận kinh doanh nhà thuốc cũng cần phải chú trọng lợi nhuận. Tuy nhiên đối với các dòng sản phẩm chữa trị bệnh hay chăm sóc sức khỏe cộng đồng như các dòng sản phẩm tại nhà thuốc, thì lợi nhuận phải đi đôi với đảm bảo sức khỏe người dùng để không phải bị các cơ quan chức năng “sờ gáy”. Nhà thuốc phải chọn những đơn vị sản xuất Dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe danh tiếng, chất lượng cùng với những sản phẩm đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên đây là những thông tin tham khảo về các nhóm danh mục thuốc được bán tại quầy thuốc, quý nhà thuốc xem tham khảo để có những sự chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình nhé!
Nguồn: sưu tầm