Chuyển đổi số ngành dược: chìa khoá tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp thời 4.0
Chuyển đổi số ngành dược được xem là bước ngoặt để ngành dược tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão và chi phối hầu hết các ngành như hiện nay.
1. Chuyển đổi số ngành dược là gì?
Chuyển đổi số ngành dược là sự tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các hoạt động từ sản xuất, điều chế, phân phối và tiêu thụ dược phẩm, thiết bị y tế… giúp tăng độ chuẩn xác trong quản lý, theo dõi, phân tích dữ liệu để tạo ra nhiều giá trị. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp ngành dược, chuyển đổi số giúp:
- Cải thiện hiệu quả sản xuất: Sử dụng công nghệ số giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng năng suất.
- Tăng chất lượng sản phẩm: Điều khiển tự động và sử dụng các công nghệ mới cho phép kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao.
- Giảm thiểu chi phí: khi tiết kiệm thời gian, nhân công, cơ sở hạ tầng vật lý… giảm thiểu chi phí trong khi vận hành hoạt động kinh doanh.
- Thúc đẩy doanh thu: Nhờ việc cải thiện hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể cạnh tranh mạnh mẽ về giá với các đối thủ đang có trên thị trường giúp tăng doanh thu.
- Quản lý dễ dàng: Sử dụng phần mềm quản lý kho cho phép theo dõi hàng hóa, giấy tờ… tối ưu hóa lưu trữ và giảm thiểu lỗi nhầm lẫn.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Khách hàng được tiếp cận dịch vụ và sản phẩm dễ dàng hơn thông qua các kênh thông tin trực tuyến, phản hồi đơn giản và được giải quyết nhanh chóng sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
- Rút ngắn quy trình: Sử dụng phần mềm quản lý cho phép giảm thiểu thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác.
- Bảo mật thông tin: Sử dụng công nghệ số cho phép giảm thiểu tối đa rủi ro về rò rỉ thông tin người dùng.
Ngoài tác động tích cực đến các doanh nghiệp, chuyển đổi số trong ngành dược cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho người dùng như:
- Tiết kiệm thời gian, tiền bạc: Các dịch vụ y tế, đặt hàng thuốc trực tuyến và chăm sóc sức khỏe từ xa giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển.
- Tăng tính minh bạch: Người tiêu dùng có thể truy vấn nhanh nguồn gốc và tính minh bạch về sản phẩm thuốc mà mình đang sử dụng.
- Cải thiện tính an toàn và hiệu quả: các hệ thống quản lý y tế điện tử giúp hạn chế sai sót và tăng tính chính xác trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
- Dễ dàng truy cập thông tin sức khỏe: các bệnh viện và nhà sản xuất thuốc có thể cung cấp thông tin về sức khỏe của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn.
- Tiện lợi và linh hoạt: các ứng dụng y tế, website và ứng dụng trên điện thoại giúp người dùng theo dõi chỉ số sức khỏe, lịch trình và đặt lịch khám bệnh… một cách chủ động.
2. Chuyển đổi số ngành Dược ở Việt Nam: cơ hội và thách thức
Theo thống kê từ báo Tuổi Trẻ, trong năm 2017, trung bình mỗi người Việt chi 56 USD tiền thuốc, tương đương gần 1,3 triệu đồng. Với mức tăng ít nhất 14% cho tới năm 2025, chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng lên 163 USD. Đồng thời, Việt Nam có đến 72 triệu người sử dụng Internet (73,2% dân số) hàng ngày và hiện đang là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới. Mức độ chi tiêu dành cho dược phẩm tăng cùng số lượng người sử dụng công nghệ ở mức cao vừa là cơ hội lẫn thách thức cho toàn ngành dược. Nếu chuyển đổi số kịp thời, ngành dược Việt Nam sẽ có bước tiến lớn về cả “chất” và “lượng”, tuy nhiên, đây cũng được xem là một cuộc “đào thải” ngầm trong ngành với những doanh nghiệp không thể bắt nhịp được cuộc chơi.
3. Bán dược phẩm trên sàn TMĐT: không mới nhưng hiệu quả
Thương mại điện tử được dự đoán sẽ trở thành xu thế tất yếu tại Việt Nam trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng đạt 20%/năm và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19. Không chỉ tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh), vài năm trở lại đây, theo dòng chảy của chuyển đổi số, các sàn TMĐT chuyên về dược phẩm lần lượt ra đời, tác động không nhỏ đến cơ cấu doanh thu ngành.
Xuất hiện từ năm 2018, thuocsi.vn – nền tảng trực thuộc công ty TNHH Buymed là một trong những sàn thương mại điện tử đi đầu trong ứng dụng công nghệ để phân phối thuốc, dược phẩm, TPCN… tại Việt Nam. Năm 2022, sàn TMĐT ngành dược lại chào đón thêm khoduoconline.com cùng Vmazon với trang thương mại điện tử VMZ và app VMZ hay “tân binh” CEVPharma sau cái bắt tay của 3 ông lớn Viettel Post – Vimedimex và Cermed GmbH. Ra đời như một bước chuyển cần thiết cho sự phát triển ngành dược, tuy nhiên vì đặc thù ngành hàng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng nên các sàn TMĐT ngành dược liên tục gặp phải nhiều vướng mắc và không thể tăng trưởng vượt bậc như những sàn TMĐT bán hàng tiêu dùng thông thường. Dạo qua một vòng, thuocsi.vn vẫn là sàn TMĐT hoạt động nhộn nhịp nhất, quy tụ hơn 1000 nhà bán hàng là các doanh nghiệp sản xuất – phân phối dược phẩm trong và ngoài nước với những cái tên nổi bật như Sanofi, Durex, Khapharco, Danson Group…, đóng góp hơn 30.000 mặt hàng trên sàn. Theo ghi nhận, quý I.2023, thuocsi.vn có 64.000 lượt khách đặt, 245.000 đơn hàng mang về doanh thu gần 1.100 tỷ đồng cho nhà bán hàng.
Nhìn vào sự phát triển của sàn thuocsi.vn nói riêng và sự nở rộ của các sàn TMĐT ngành dược trong thời gian gần đây, rất dễ để nhận ra TMĐT ngành dược sẽ sớm bùng nổ và chiếm ưu thế ở thị trường Việt Nam. Chủ động trong việc quản lý, phát triển thị trường, đăng bán sản phẩm đơn giản, thu hồi vốn nhanh khiến hàng loạt doanh nghiệp ngành dược tái cấu trúc mạnh mẽ, chuyển hướng sang bán dược phẩm trên các sàn TMĐT. Mua được dược phẩm với giá tốt không qua trung gian cũng góp phần giúp các nhà thuốc truyền thống tăng tính cạnh tranh với các chuỗi nhà thuốc lớn, cả doanh nghiệp ngành dược – nhà thuốc và người tiêu dùng cuối cùng đều được lợi từ mô hình kinh doanh trực tuyến này.
Để đăng kí bán hàng tại thuocsi.vn, mời các doanh nghiệp liên hệ 028 7300 7188 hoặc email banhang@thuocsi.vn.
Chi tiết xem tại: https://hoptacbanhang.thuocsi.vn