Quản lý tài chính cho nhà thuốc. Tưởng khó mà dễ!
Trước đây, thuocsi đã hướng cho các bạn các bước và thủ tục cần thiết để mở một nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Nhưng làm cách nào để nhà thuốc vận hành tốt và đem lợi nguồn lợi nhuận cho bạn, hãy để thuocsi hướng dẫn bạn “cách quản lý tài chính nhà thuốc” của mình nhé.
Khi nhà thuốc đã đi vào hoạt động, việc các chủ nhà thuốc lưu tâm đến hiện tại chính là dòng hàng và dòng tiền, làm sao để quản lý chúng tốt nhất, tránh thất thu và tốn kho hiệu quả. Đây là bài toán không hề khó nếu bạn nắm được các quản lý tài chính tốt cho nhà thuốc của mình.
Các yếu tố gây khó khăn tài chính cho nhà thuốc của bạn
Có 3 yếu tố gây khó khăn trong công tác quản lý của bạn:
- Không quản lý được các loại thuốc tồn kho: Việc theo dõi hàng tồn kho giúp chủ cửa hàng chủ động về dữ trù hàng hóa, và bị thiệt hại vì hàng hóa quá thời hạn sử dụng
- Không kiểm soát được hoạt động của nhân viên: Một trong những yếu tố cũng tác động đến việc quản lý tài chính đó là khi thuê nhân viên đứng quầy, chủ nhà thuốc cũng cần đảm bảo uy tín của mình được giữ gìn, không được để xảy ra vấn đề thất thoát hàng hóa, đánh tráo hoặc trộn hàng kém chất lượng.
- Không xác định được sản phẩm bán nhiều để nhập hàng thêm.
Các phương pháp quản lý tài chính nhà thuốc
1. Bằng cách ghi chép
Để quản lý các vấn đề này, đương nhiên bạn phải có một báo cáo cụ thể
Đơn giản nhất đó là việc ghi chép hàng ngày:
- Ghi chép việc mua hàng: rõ ràng về tên sản phẩm, ngày mua, số lượng, giá mua
- Ghi chép việc bán hàng: ngày bán, loại sản phẩm, số lượng, giá bán, người bán
Ngoài ra, bạn cần phải quy định giá bán cho từng loại, để tránh việc không thống nhất giá bán, điều đó làm khách hàng đánh giá không tốt, không tin tưởng vào cửa hàng của bạn
2. Bằng phần mềm quản lý nhà thuốc
Nhưng liệu làm thủ công, ghi chép bằng tay, quản lý bằng niềm tin có giúp bạn quản lý tốt được cửa hàng của mình không? Tất nhiên đó là điều không thể.
Giải quyết được vấn đề này, hãy tận dụng phần mềm quản lý nhà thuốc của bạn. Phần mềm này có thể hỗ trợ bạn một cách đắc lực, giúp chủ nhà thuốc kiểm soát được đơn hàng, ca làm việc, giờ làm việc, tiền bán trong một ca làm việc, quản lý thu chi, dòng tiền ra vào, hàng hóa xuất nhập…. của cửa hàng, không những vậy bạn còn có thể theo dõi tình hình hoạt động của nhà thuốc mình ở bất cứ đâu, bất cứ giờ nào.
Bạn có thể tham khảo và tìm ra cho mình một phần mềm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của mình nhất từ những người có kinh nghiệm, hoặc các trang web có uy tín.
Mỗi ngày bạn có thể xem được các báo cáo được cập nhật một cách chi tiết rõ ràng trên phần mềm và các bạn có thể nắm được sản phẩm nào được tiêu thụ nhiều nhất, sản phẩm nào tồn kho, mọi người hay đến cửa hàng mình để mua thực phẩm chức năng hay cắt liều, nhân viên nào bán tốt, từ đó đưa ra được các đánh giá và phương án cải thiện và phát triển hợp lý hơn.
3. Lấy hóa đơn bán lẻ
Nhưng làm sao để đảm bảo rằng nhân viên của bạn sẽ nhập hàng đúng và đầy đủ khi bán để bạn có được những báo cáo chính xác nhất.
Thuocsi mách bạn một mẹo nhỏ: hãy dán một thông điệp ngay phía trước quầy của mình, nhắc nhở người bán phải lấy hóa đơn bán lẻ khi mua hàng.
Hoá đơn là loại bản kê yêu cầu thanh toán các loại sản phẩm, dịch vụ. Giấy tờ này do bên bán lập ra, thể hiện rõ các nội dung về sản phẩm, dịch vụ, giá cả và tổng tiền yêu cầu bên mua thanh toán.
Hóa đơn được xem là chứng từ chứng minh cho việc giao dịch, chứng thực cho việc đã có giao dịch xảy ra giữa bên mua và bên bán.
Chính vì vậy, mọi hoạt động thu chi, doanh thu đều cần có hóa đơn để chứng thực và kiểm tra, nếu quản lý không chặt chẽ việc xảy ra thất thoát là rất dễ dàng.
Khi bạn chắc chắn mọi thứ đã được kiểm soát tốt, nhưng doanh thu của nhà thuốc không cải thiện, hãy khảo sát khách hàng và nhu cầu thị trường khu vực cửa hàng của bạn, giá bán và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh, hình thức cửa hàng có bắt mắt không, từ đó thay đổi chiến lược cạnh tranh của nhà thuốc mình một cách hoàn hảo nhất.
Nguồn: Kiot Viet