Trẻ em cần lượng vitamin C như thế nào và những lưu ý khi bổ sung
Trẻ em cần được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình phát triển, trong đó, vitamin C là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc chọn lựa nguồn bổ sung vitamin C cho trẻ sao cho an toàn và hiệu quả là một trong những điều quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý.
1. Vai trò của vitamin C đối với sự phát triển của trẻ
● Tăng cường hệ miễn dịch
Trong cuộc sống hàng ngày, cơ thể tiếp xúc liên tục với các tác nhân độc hại, việc bổ sung vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra, hỗ trợ sản xuất protein quan trọng của hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, bởi loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe cho trẻ vì đề kháng của trẻ yếu hơn người trưởng thành nên cũng dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
● Tạo Collagen (da, tóc, xương, mạch máu…)
Ngoài công dụng hỗ trợ hình thành và củng cố collagen trong xương, sụn, cơ và mạch màu, vitamin C còn góp phần làm lành vết thương nhanh chóng, giúp răng, nướu của trẻ chắc khoẻ hơn.
● Hỗ trợ hấp thụ sắt, ngừa bệnh thiếu máu
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần tiêu thụ 100mg vitamin C có thể cải thiện sự hấp thụ sắt lên 67%, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ vì sự phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này đòi hỏi nhu cầu sắt cao để tăng sản xuất tế bào hồng cầu của máu, từ đó giúp tăng lượng oxy và chất dinh dưỡng phục vụ cho nhu cầu phát triển của toàn bộ cơ thể. Việc bổ sung vitamin C giúp bé cải thiện sự hấp thụ sắt từ thức ăn hàng ngày, hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
● Hỗ trợ hấp thụ canxi, phát triển cơ xương
Cơ thể con người không thể tự tạo ra vitamin C, tuy nhiên việc phát triển xương và răng của trẻ lại hiệu quả hơn rất nhiều nếu có sự bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng này nhằm giúp thúc đẩy những phản ứng sinh hóa giúp xương, răng khoẻ mạnh, nhất là ở giai đoạn phát triển nhanh của trẻ.
● Bảo vệ thị lực
Mắt đòi hỏi lượng chất chống oxy hóa cao và nhiều hơn so với những cơ quan khác trong cơ thể. Vitamin C là một loại chất chống oxy hóa đặc biệt quan trọng với mắt. Nồng độ vitamin C trong mắt cao hơn nhiều so với nồng độ vitamin C ở bất kỳ chất dịch nào khác trong cơ thể. Việc bổ sung vitamin C không chỉ giúp hình thành và duy trì các mô liên kết ở mắt mà còn giúp bảo vệ mắt của trẻ khỏi tác hại của tia cực tím, quá trình oxy hóa và hạn chế tình trạng viêm xảy ra ở mắt. Do đó, vitamin C sẽ giúp bảo vệ thị lực của trẻ khỏi những tác nhân có hại.
2. Những biểu hiện chứng tỏ cần bổ sung vitamin C cho trẻ
Vì là chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, khi thiếu hụt vitamin C, cơ thể trẻ sẽ phát ra một số dấu hiệu đặc trưng mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết được để kịp thời bổ sung cho trẻ như:
- Vết thương trên cơ thể khó lành, tóc xoắn lại
- Thường xuyên chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Da dẻ xanh xao, vàng vọt do thiếu máu
- Ốm yếu, còi xương
- Suy giảm miễn dịch, hay bị bệnh vặt
- Mệt mỏi, viêm nướu, chậm mọc răng.
3. Các nguồn bổ sung vitamin C cho trẻ
3.1. Tăng cường vitamin C từ các loại thực phẩm hàng ngày
Quan niệm vitamin C chỉ cần bổ sung khi trẻ bị ốm hoặc thiếu là không chính xác vì vitamin C chất dinh dưỡng tan trong nước, không thể dự trữ trong cơ thể và cần được bổ sung một cách thường xuyên và đầy đủ. Vitamin C có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thông thường, đặc biệt là trái cây và rau củ có màu sắc sặc sỡ. Dưới đây là một vài gợi ý:
● 30 g ổi: 82,5 mg vitamin C
● 60 ml nước cam: 50 mg
● 60 g kiwi: 41 mg
● Ba quả dâu tây vừa: 21 mg
● 30 g xoài: 11 mg
● 30 g chuối: 2 mg.
● 30 g cà chua: 5 mg
● 30 g ớt chuông đỏ: 47,5 mg
Hàm lượng vitamin C trong thực phẩm có thể bị giảm khi bảo quản và nấu nướng trong thời gian dài vì dễ bị nhiệt phân hủy. Do đó nên cho trẻ ăn trái cây tươi và rau sống nếu có thể hoặc hấp chín nhẹ rau.
Cần lưu ý rằng mỗi trẻ có sở thích riêng, không phải tất cả các em đều dễ dàng thay đổi hoặc thử các loại thức ăn ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn với trẻ, tìm hiểu về sở thích ăn uống của bé để đưa ra cách chế biến các món ăn phù hợp mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
10 loại thực phẩm bổ sung vitamin C hiệu quả, mời quý bạn đọc xem tại đây.
3.2. Bổ sung vitamin C cho trẻ em bằng viên sủi vitamin C
Những trẻ kén ăn, không ăn nhiều trái cây hoặc rau quả có thể bị thiếu và cần bổ sung vitamin C ở dạng thực phẩm bổ sung như viên sủi vitamin C. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại viên sủi vitamin C, từ loại đơn chất đến kết hợp với nhiều vitamin khác. Tuy nhiên, loại viên sủi vitamin C nhập khẩu từ Pháp lại đang được các bà mẹ ưa chuộng và tin tưởng sử dụng cho con mình vì có chất lượng cao, vị cam thơm ngon dễ uống rất thích hợp cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên do khả năng đào thải của trẻ khác với người lớn và tùy từng độ tuổi, từng giai đoạn mà nhu cầu bổ sung vitamin C cho trẻ sẽ khác nhau, vậy nên việc sử dụng viên sủi vitamin C cho trẻ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ và cần phải tuyệt đối tuân thủ liều dùng được bác sĩ chỉ định.
4. Những điều cần lưu ý khi bổ sung vitamin C cho trẻ
4.1. Nạp vitamin C quá liều lượng cho phép cũng hại không kém
Vitamin C là chất tan trong nước, vì vậy khi sử dụng quá nhiều, lượng vitamin dư thừa sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Việc dùng quá liều lượng cho phép tuy không gây ra độc tính nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ cho trẻ như buồn nôn, tiêu chảy, sỏi thận và viêm dạ dày.
Cần lưu ý rằng: 400mg là lượng vitamin C tối đa trẻ em từ 1 đến 3 tuổi có thể dung nạp mỗi ngày, đối với trẻ em từ 4 đến 8 tuổi, con số này tăng lên không quá 650 mg một ngày.
4.2. Những trái cây có họ cam quýt không phải là nguồn vitamin C duy nhất
Nhắc đến loại hoa quả cung cấp vitamin C, có nhiều quan niệm cho rằng cam, quýt là những loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất. Trên thực tế, ổi chứa nhiều vitamin C gấp 4 lần cam và các loại rau củ như ớt chuông, bông cải xanh, cà chua cũng là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C và rất nhiều chất dinh dưỡng khác cần cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là hoạt chất rutin trong quả acerola cherry còn giúp tăng sức bền thành mạch, ngăn chặn chảy máu cam, chảy máu chân răng, phòng ngừa xuất huyết dưới da.
4.3. Lưu ý đặc biệt khi bổ sung vitamin C cho trẻ em bị bệnh dạ dày
Vitamin C chính là một dạng axit. Khi uống viên sủi có hàm lượng vitamin C cao trong thời gian dài có thể làm tăng nồng độ axit gây ăn mòn dạ dày. Với những trẻ có bệnh dạ dày, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và cách dùng để hạn chế những tác động có hại cho dạ dày của trẻ.
Thông qua bài viết này chắc hẳn các mẹ đã hiểu rõ hơn về vai trò của vitamin C đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Vậy nên hãy đảm bảo rằng trong những bữa ăn hàng ngày của trẻ luôn có mặt những thực phẩm chứa vitamin C để bổ sung loại vitamin này cho trẻ một cách đầy đủ, an toàn nhất.
Đặc biệt, thuocsi.vn đang có chương trình độc quyền UPSA-C với các quà tặng hấp dẫn, tham khảo ở đây!