5 kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu
Bạn đang có ý định mở nhà thuốc?
Bạn cần kinh nghiệm của mở nhà thuốc từ dân trong nghề?
Tham khảo 5 kinh nghiệm quý báu khi mở nhà thuốc theo bài viết dưới đây. Chúc bạn vận hành tốt nhà thuốc mới!
1. Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần để mở nhà thuốc
Để mở nhà thuốc mới, dưới đây là 4 loại giấy tờ bạn cần phải chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận hành nghề Dược do Sở Y tế cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND Quận/huyện cấp
- Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế cấp
2. Chi phí để mở nhà thuốc như thế nào?
Thông thường, chi phí để mở nhà thuốc tây sẽ dao động từ 100 – 200 triệu.
Bao gồm: Chi phí cơ sở vật chất (mặt bằng, bảng hiệu, tủ thuốc…), chi phí nhập hàng, chi phí thuê nhân sự,…
a. Mặt bằng mở nhà thuốc
Nếu nhà thuốc có số vốn ít, cân nhắc tận dụng mặt bằng nhà để tiết kiệm tối đa.
Nếu phải thuê mặt bằng, cân nhắc chọn khu vực có chi phí phù hợp với ngân sách
b. Cơ sở vật chất và trang trí nhà thuốc
Đối với mặt bằng mới, chi phí sửa chửa không đáng kể. Tuy nhiên, nếu thuê các mặt bằng cũ thì nhà thuốc sẽ cần dự trù khoảng chi phí này.
Giải pháp tiết kiệm: tìm mua các vật dụng thanh lý từ các nhà thuốc khác.
3. Mới mở nhà thuốc, nên nhập hàng ở đâu?
Tìm được nguồn hàng chất lượng, giá cả ổn định sẽ giúp nhà thuốc mới mở vận hành tốt.
Có rất nhiều nguồn cung dược phẩm để nhà thuốc lựa chọn. Tuy nhiên, không phải nguồn cung nào cũng uy tín.
Chi phí nhập hàng của một nhà thuốc mới mở là bao nhiêu?
Một nhà thuốc muốn có đầy đủ cắt liều, TPCN thông dụng, đủ toa bệnh viện sẽ cần 300-500 triệu nhập hàng.
Danh mục ban đầu khoảng 1.500 sản phẩm, gồm hàng nội – ngoại và TPCN. Nếu đã nhập đủ thuốc thiết yếu mà tủ thuốc vẫn còn trống, nhà thuốc nên liên hệ ký gửi mặt hàng.
3 nguồn cung dược phẩm phổ biến:
- Chợ thuốc sỉ
- Công ty Dược
- Nền tảng thuocsi.vn
4. Cách thức quản lý nhân sự
Nhân viên bán hàng góp phần lớn tạo nên thành công trong việc kinh doanh nhà thuốc. Họ là bộ mặt của cả nhà thuốc. Là những người tiếp xúc trực tiếp, hằng ngày với khách hàng.
3 điểm quan trọng mà chủ nhà thuốc cần biết để quản lý nhân viên hiệu quả:
a. Đánh giá năng lực nhân viên
Đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc bằng những bài kiểm tra năng lực. Quan sát quá trình làm việc cũng là một cách.
Việc này sẽ giúp chủ nhà thuốc dự đoán khả năng hoàn thành công việc của từng nhân viên.
b. Quản lý kết quả bán hàng của nhân viên
Phân tích doanh thu, lợi nhuận, lượt khách của từng nhân viên theo từng giai đoạn (tháng, quý, năm). Từ đó có cơ sở đánh giá đúng năng lực nhân viên.
c. Động viên nhân viên
Cách động viên tốt nhất chính là chế độ lương + thưởng phù hợp.
Hãy gắn lợi ích của nhà thuốc với nhân viên. Chế độ đãi ngộ nên dựa vào kết quả cá nhân và không cào bằng. Làm như vậy sẽ tạo ra cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên tại nhà thuốc.
5. Kinh nghiệm bán thuốc từ dân trong nghề
Biết đến đâu thì tư vấn đến đó. Dược sĩ không nên nói lời ba hoa. Hãy thật thà, hòa đồng, làm việc bằng cả tấm lòng.
Nếu sự việc quá tầm tay, hãy khuyên khách hàng đến bệnh viện để được điều trị tốt hơn.
Lắng nghe, thu thập phản hồi về hiệu quả việc dùng thuốc từ khách hàng.
Giải thích dễ hiểu cho khách về toa thuốc.
Nhắc nhở khách hàng kiên trì uống thuốc, tuân thủ liệu trình để có kết quả tốt và nhanh nhất.